Thể thao điện tử – Ngành nghề đến từ tương lai: Chơi mà vẫn có tiền
Thể thao điện tử là đam mê của phần lớn bộ phận giới trẻ hiện nay. Với tốc độ phát triển chóng mặt, thể thao điện tử đang trở thành ngành nghề với đầy tiềm năng phát triển to lớn và đầy hứa hẹn, nơi mà những game thủ tài năng có thể phát triển theo con đường chuyên nghiệp. Hôm nay, hãy cùng ModRadar.com tìm hiểu về thể thao điện tử- ngành nghề vừa chơi, vừa làm mà vẫn có tiền này nhé!
Định nghĩa về thể thao điện tử
Thể thao điện tử đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm. Trong những năm gần đây, thuật ngữ này đang dần trở nên phổ biến và nhận được đông đảo sự quan tâm của giới trẻ. Thể thao điện tử hay còn có cái tên khác là Esport, là từ viết tắt của Electronic Sport. Đây là loại hình thi đấu các trò chơi điện tử có tầm cỡ chuyên nghiệp, với sự tham gia trực tuyến của các tuyển thủ. Thể thao điện tử thường sẽ được thi đấu trên các thiết bị điện tử.
Không giống như các loại hình thể thao thông thường như bóng đá, bóng rổ với hình thức thi đấu trực tiếp. Thể thao điện tử sẽ được thi đấu trên môi trường ảo và sẽ có sự khác nhau giữa các trò chơi. Đồng thời, ở thi đấu thể thao điện tử cũng đòi hỏi các tuyển thủ có kỹ thuật sử dụng các thiết bị như chuột, bàn phím một cách chuyên nghiệp và thuần thục.
Sự phát triển của ngành nghề thể thao điện tử ở Việt Nam
Ở các nước phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khu vực Châu Á, thể thao điện tử đã được công nhận là một ngành nghề chính thức với các đội thi chuyên nghiệp, các trường lớp đào tạo và cả liên đoàn lao động. Vậy tại Việt Nam, ngành nghề này đang có tiềm năng phát triển như thế nào?
Tiềm năng phát triển
Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang tích cực tìm cách tiếp cận thị trường thể thao điện tử (eSport). Tại châu Á nói chung và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, đây được coi là một thị trường đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trên thế giới, mở ra cơ hội cho nhiều giải đấu chuyên nghiệp quy mô lớn, thu hút sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng người hâm mộ. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có một hiệp hội chính thức về thể thao điện tử, nhưng đã xuất hiện một mạng lưới rộng lớn bao gồm những tuyển thủ chuyên nghiệp, người phát sóng trực tiếp, và chục nghìn cả người theo dõi.
Trong tương lai, tiềm năng phát triển của thể thao là điện tử là vô cùng to lớn. Đặc biệt là khi các nền tảng như Metaverse, NFT và blockchain đang ngày càng lớn Cùng với đó là tốc độ số hóa nhanh chóng và khả năng tạo ra các giá trị kinh thế thông qua việc mua bán, giao dịch các tài sản số, thể thao điện tử Esport đang trở thành một cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Một số tuyển thủ Esports thành công nhất làng game Việt
Thể thao điện tử tại Việt Nam đang trải qua giai đoạn hoàng kim, với lứa tuyển thủ sở hữu cả kỹ năng và kinh nghiệm thi đấu điêu luyện. Họ không ngừng khẳng định bản lĩnh của mình qua các giải đấu uy tín từ trong nước đến quốc tế. Đi cùng với sự thành công đó chính là nguồn thu nhập khủng cùng sự nổi tiếng, ngưỡng mộ từ đông đảo người xem trên cả nước. Trong đó, chúng ta có thể kể đến một vài cái tên như SofM- Á quân CKTG với thu nhập khủng lên đến hàng tỷ đồng mỗi tháng. Hay vận động viên Bùi Đình Văn, hay còn được biết đến với biệt danh “Rambo” cùng các đồng đội đã xuất sắc dành được huy chương vàng Sea games tại nội dung đồng đội nam bộ môn Crossfire (Đột Kích).
Các cơ hội việc làm từ ngành thể thao điện tử
Sức hấp dẫn và tiềm năng to lớn là thế, vậy ngành thể thao điện tử Esport sẽ mở ra cơ hội việc làm cho những đối tượng nào? Việc làm sẽ được tuyển dụng ra sao?
Thể thao điện tử có những vị trí việc làm nào?
Nhu cầu tuyển dụng trong các doanh nghiệp trong lĩnh vực này khá đa dạng, thể thao điện tử đang tạo ra một loạt các công việc có tính chất độc đáo, đầy sáng tạo, mở ra nhiều lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn cho các giới trẻ. Hiện tại, tuy chưa có số liệu cụ thể về số lượng doanh nghiệp và lực lượng lao động trong ngành này, nhưng có thể khẳng định rằng con số này không hề khiêm tốn. Chúng ta có thể kể đến VIRESA hiện có gần 200 hội viên là các tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, cũng có vô số các ngành nghề được tạo ra từ đây như streamer, tuyển thủ, marketing, MC, bình luận viên, lập trình,… Đây đều là những ngành nghề có thể phát triển về cả kỹ năng, tư duy và đem lại nguồn thu nhập hấp dẫn.
Một số thách thức
Ngành công nghiệp E-sports đang phải đối mặt với nhiều định kiến, đặc biệt là từ bậc cha mẹ. Nhiều người phụ huynh thường có lòng hoài nghi và thậm chí ngăn cản con cái họ theo đuổi bộ môn thể thao điện tử. Ở Việt Nam, việc chơi game điện tử thường được liên kết với các hình ảnh tiêu cực. Vì vậy, việc tạo ra hình ảnh, thái độ chuyên nghiệp và tuân thủ các chuẩn mực của tuyển thủ Esport trở nên vô cùng quan trọng trong thay đổi định kiến của cộng đồng về E-sports. Đưa thể thao điện tử phát triển và nhận được sự công nhận của xã hội.
Ngoài ra, đây cũng là ngành nghề có tốc độ đào thải nhanh, cạnh tranh khốc liệt. Buộc những người theo đuổi con đường thể thao điện tử phải luôn học hỏi, phát triển để theo kịp và giữ vững vị trí trong nghề.
Thêm vào đó, đằng sau những hào quang rực rỡ thì tuổi đời của các ngành nghề thuộc lĩnh vực thể thao điện tử cũng rất ngắn. Đặc biệt là những vận động viên, họ phải trải qua quá trình huấn luyện rất khắc nghiệt. Và thông thường sẽ giải nghệ trước tuổi 25. Do vậy, họ phải cạnh tranh vô cùng gắt gao để có thể toả sáng và khi giải nghệ sẽ có thể mở ra các bước tiến khác trong sự nghiệp của mình.
Thể thao điện tử Esport là một thị trường ngách đầy tiềm năng và Việt Nam cũng hoàn toàn có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu khác ở lĩnh vực này. Đây chính là một trong những ngành nghề đầy hứa hẹn nhưng cũng đầy thách thức đang chờ đợi thế hệ trẻ chinh phục.
Đánh giá
Đánh giá bài viết này!Không có đánh giá nào.